-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Không có sự khác biệt đáng kể giữa sợi truyền thống với sợi làm từ chai nhựa PET được tái chế
Đăng bởi Admin
(0) bình luận
Hiện nay, tại Ấn Độ, tổng lượng tiêu thụ PET khoảng 1 triệu tấn/năm, trong số đó khoảng 800.000 tấn PET được sản xuất trong nước và số còn lại được nhập khẩu. Trong số 1 triệu tấn, thì 500.000 tấn được dùng cho bao bì, 400.000 tấn dùng trong ngành dệt may và 100.000 tấn còn lại được dùng trong sản xuất phim, băng từ và các loại khác. Theo ước tính, bao bì PET sẽ tăng trưởng ở mức hai con số đầu trong 5 năm tới.
Khoảng 4,3 triệu tấn PET được tái chế theo hướng dẫn pháp lý và môi trường, nhưng còn lại 4,2 triệu tấn không được tái chế hoặc gởi tới các bãi rác hay được dùng một cách bất hợp pháp như các sản phẩm giả mạo. Điều này nguy hại cho môi trường vì PET là vật liệu không phân hủy. Nó được chấp nhận rộng rãi rằng giải pháp hiệu quả nhất cho việc xử lý phế liệu PET là sự nhận thức, tái chế và xúc tiến/ sử dụng hàng hóa tái chế.
Là một công ty xử lý phế phẩm đặt mục tiêu xúc tiến việc tái chế và giúp bảo vệ môi trường, GEM Enviro đã luôn cố gắng đưa ra giải pháp xử lý chất thải bao bì tới những khách hàng của mình trong đó có việc thu gom, tái chế và bán hàng hóa được tái chế.
Nhu cầu cho vải PET được tái chế trên thị trường dệt may trong nước chắc chắn là đang hứa hẹn. Sợi PET được tái chế được xem như là sợi bền và mọi người đang tích cực yêu cầu như vậy. Quy trình tạo sợi từ những chai nhựa là ổn định. Sản phẩm của chúng tôi được cho là có chất lượng cao hơn với độ mịn và mềm mại tăng thêm tại thị trường trong nước.
Không có sự khác biệt đáng kể giữa sợi truyền thống với sợi được tái chế PET. Sợi được tái chế thường mềm hơn. Những sợi tái chế như thế này được sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng may mặc như áo thun, áo khoác ngoài và quần leggings.
Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và các nước Châu Âu hiện đang tích cực chuyển rác thải nhựa sang sợi để dùng trong ngành dệt may. GEM hiện nay không xuất khẩu sợi hay hàng hóa được sản xuất từ PET tái chế, mặc dù công ty dự định sẽ làm như vậy trong tương lai, bất chấp chính phủ không trợ cấp hay miễn thuế cho sợi sản xuất từ chai nhựa PET được tái chế.
Nguồn tin: vnplastic.info