Tiết kiệm 3.000 tỷ đồng nếu giảm thời gian nộp thuế

Tiết kiệm 3.000 tỷ đồng nếu giảm thời gian nộp thuế

Tiết kiệm 3.000 tỷ đồng nếu giảm thời gian nộp thuế Số tiền này được căn cứ trên chi phí doanh nghiệp phải trả cho nhân viên kế toán, khi phải thực hiện hàng trăm giờ khai, nộp thuế mỗi năm. Bộ trưởng Tài chính: Giảm 201 giờ kê khai thuế trong tháng 9 / Thủ tướng yêu cầu giảm gần 600 giờ nộp thuế cho doanh nghiệp Thu-truong-Tuan-4619-1408448088.jpg Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn. Báo cáo công bố giữa tháng 6 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy việc doanh nghiệp Việt mất tới 872 giờ mỗi năm để nộp thuế, bảo hiểm... đã đặt các cơ quan quản lý trước nhiều thách thức trong suốt thời gian qua. Kết quả này cao hơn nhiều mức trung bình khu vực và thế giới, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh chung của kinh tế Việt Nam. Sau những yêu cầu liên tiếp từ Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết trong tuần này sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung 4 văn bản, trong đó tính toán chi tiết việc cắt giảm thủ tục trong quá trình khai thuế. Các văn bản này sẽ có hiệu lực ngay trong tháng 9, nhằm mục tiêu giảm 312 giờ dành cho việc khai thuế mỗi năm của doanh nghiệp . Ví dụ, đối với bảng kê thuế giá trị gia tăng, bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, 3 chỉ tiêu được loại bỏ sẽ giúp doanh nghiệp giảm được 132 giờ một năm. Việc sửa chỉ tiêu liên quan đến hạch toán thu ngân sách dự kiến cũng giúp giảm được 8 giờ… Bên cạnh việc cắt giảm các thủ tục kê khai không cần thiết thuộc thẩm quyền của mình, ngành tài chính còn đề xuất tổng cộng 23 giải pháp chờ Chính phủ và Quốc hội phê duyệt, trong đó có việc gia hạn, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp... Cụ thể, Bộ đã trình Chính phủ, trình Quốc hội một số giải pháp như xoá nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan (tồn kho cao, vay ngân hàng lãi suất trên 15%, doanh nghiệp có thị trường bị co hẹp...). Trao đổi với báo chí ngày 19/8, Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, theo tính toán của các chuyên gia, chi phí mỗi giờ lao động của nhân viên kế toán tại doanh nghiệp là 24.000 đồng. Do đó, việc giảm được một giờ khai thuế sẽ giúp hơn 400.000 doanh nghiệp tiết kiệm được gần 10 tỷ đồng. Như vậy nếu hoàn thành mục tiêu giảm 312 giờ mỗi năm, doanh nghiệp giảm được khoảng 3.000 tỷ đồng chi phí. thue5-500-8358-1408444563.jpg Dự kiến số giờ nộp thuế đến cuối tháng 9 tới sẽ giảm được 200 giờ. Đối với lĩnh vực hải quan, theo ông Tuấn, thời gian thông quan hiện trung bình là 21 ngày. Tuy nhiên, riêng thủ tục hải quan chỉ chiếm 28%, còn lại là các khâu kiểm dịch, chất lượng hàng hóa, cảng vụ, cơ quan xuất nhập cảnh... Ngành tài chính đặt mục tiêu trong năm nay, thời gian nộp giảm xuống mức 13-14 ngày. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ kiểm tra hàng hóa thông quan tại Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân khoảng 12% ở các nước. "Điều đó tức là số hàng phải kiểm tra nhiều gấp 2-3 lần nước khác. Mục tiêu trong thời gian tới vẫn là giảm bằng họ, ngành hải quan sẽ phải nỗ lực rất lớn”, ông Tuấn nói. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng thừa nhận, nhiều doanh nghiệp bức xúc vì nhập nhiều hàng hoá. Trong tờ khai hải quan mỗi trang có tới 50 nội dung, viết sai lại phải nộp thêm phí mua tờ mới (20.000 đồng một tờ), mỗi tờ lại có một phiếu uỷ nhiệm thu nộp ngân sách. "Đây là một khuyết điểm phải thẳng thắn thừa nhận. Thậm chí, văn bản chỉ yêu cầu 2 đến 3 chứng từ thôi cán bộ hải quan lại 'đòi' thêm các giấy tờ khác. Nhất định sau ngày 30/8 phải thay đổi chuyện này”, ông Tuấn nói. Trong thời gian tới, lãnh đạo ngành tài chính cho rằng một việc quan trọng nữa là phải xây dựng được cơ sở dữ liệu để các Bộ, ngành dùng chung, tra cứu chéo. "Không nên yêu cầu doanh nghiệp nộp một loại giấy tờ do cơ quan chức năng cấp. Ví dụ Giấy chứng nhận hàng hoá do Bộ Công Thương hoặc Bộ Nông nghiệp cấp. Cơ quan hải quan có thể tự tra tìm được, đòi hỏi doanh nghiệp là bất hợp lý", ông cho hay.

0989572988